luyện viết tiếng Anh

Hãy học và viết tiếng Anh hàng ngày

Học tiếng Anh

Học một ngôn ngữ là một quá trình dài

dạy tiếng anh cho trẻ em

Cho trẻ em đi học tiếng Anh ngay từ nhỏ

Lớp học tiếng Anh cho trẻ em

Lớp học tiếng Anh cho trẻ em tại Hà Nội

Luyện thi tiếng Anh

Học tiếng Anh mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai 'trước sau cũng phải thực hiện'

Dù việc phổ cập tiếng Anh còn khó khăn, các chuyên gia đồng tình với đề xuất sớm công nhận đây là ngôn ngữ thứ hai của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Trong Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất Thủ tướng sớm công bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam.
Trả lời về đề xuất này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông, cho rằng Việt Nam đã tham gia ASEAN và ngôn ngữ để giao tiếp trong khối là tiếng Anh. Vậy nên, việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam, theo ông, "trước sau cũng phải thực hiện".

Sử dụng tiếng Anh góp phần nâng cao giá trị bản thân


Theo ông Thuyết, công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ thúc đẩy việc lớp trẻ học tiếng Anh. Nếu không phải toàn dân học tiếng Anh thì ít nhất là lớp trẻ, để sau này Việt Nam có thế hệ công dân sử dụng ngôn ngữ này giao tiếp với bạn bè trong khối ASEAN.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ thúc đẩy việc lớp trẻ học tiếng Anh
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ thúc đẩy việc lớp trẻ học tiếng Anh. Ảnh: Mạnh Thắng.
Cùng quan điểm, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, cũng nhận định tiếng Anh có vai trò quan trọng trong việc đào tạo công dân toàn cầu.
"Xã hội các quốc gia nói tiếng Anh của phương Tây khá phát triển và rất nhiều nguồn tài liệu về khoa học, công nghệ được công bố bằng tiếng Anh. Những người sử dụng tiếng Anh hiệu quả sẽ có cơ hội nâng cao giá trị của bản thân, làm giàu tri thức của mình bằng việc cập nhật tri thức của nhân loại”, ông Vinh đánh giá.
Chuyên gia giáo dục, TS Vũ Thu Hương, bổ sung vai trò quan trọng của ngoại ngữ, đó là không chỉ tiếng Anh, trẻ có thể học nhiều thứ tiếng khác nữa như Italy, Pháp, Tây Ban Nha… Càng biết nhiều, học được nhiều thứ tiếng, các em sẽ càng có nhiều thuận lợi hơn trong giao dịch với thế giới.
"Cần phải sử dụng tiếng Anh như công cụ và làm sao để nó trở thành công cụ thật sắc bén cho mình", nữ tiến sĩ nói.

Làm sao để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai?


Tuy nhiên, để tiếng Anh có thể trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam, theo giáo sư Thuyết, cần phải nhận thức rõ những khó khăn trong hoàn cảnh nước ta. Ở Việt Nam, tiếng Anh chưa phải ngôn ngữ phổ biến, dù lớp trẻ rất nhiều bạn nói được nhưng chưa phải số đông. Điều này khiến việc phổ cập tiếng Anh tới toàn dân khó khăn hơn.
Giáo sư Thuyết cho rằng đề xuất trên phải được đưa vào trong luật, được Quốc hội thông qua. "Cần phải xem nó có phù hợp Hiến pháp không, bởi Hiến pháp quy định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, đồng thời cần phải xem thẩm quyền của Quốc hội đến đâu để công nhận ngôn ngữ thứ hai. Vấn đề này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng", GS Thuyết nói.
Bên cạnh đó, nếu tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam, cần phải có sự thay đổi trong chương trình giáo dục, số tiết học tiếng Anh phải nhiều hơn hiện nay.
GS Thuyết cũng đặc biệt nhấn mạnh động cơ học của trẻ, bởi việc học ngoại ngữ phải được các em học sinh, sinh viên chủ động tiếp cận, thầy cô giáo chỉ có vai trò hướng dẫn những bước cơ bản.
"Khi có động cơ, người ta sẽ tranh thủ học bằng mọi cách. Nhà trường chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, còn mỗi cá nhân phải chủ động học thêm, như tự đọc sách, báo, nghe đài bằng tiếng Anh", GS nói.
Ông ví dụ tại Hy Lạp, học sinh, sinh viên thường đến các trung tâm du lịch để xin làm bồi bàn, bồi phòng hay hướng dẫn viên du lịch để học tiếng Anh. Bởi nếu không có tiếng Anh, sau khi ra trường, một thanh niên sẽ không kiếm được việc làm có thu nhập cao. 
Nguồn: Zing

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Nghệ Thuật

Bạn là người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật hay đơn giản chỉ là đam mê lĩnh vực này. Hãy học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề nghệ thuật mà trung tâm tiếng Anh giao tiếp chia sẻ ngay sau đây, để có thể trao đổi hay tìm hiểu thêm về chủ đề phổ biến mang tới nhiều hiệu quả về giải trí này bạn nhé!

Tu vung tieng Anh theo chu de

Học từ vựng tiếng Anh chủ đề Nghệ Thuật     


Một trong những chủ đề chúng ta vẫn thường theo dõi trên những phương tiện truyền thông rất phổ biến đó chính là các chương trình và tiết mục nghệ thuật. Sẽ thật hối hận nếu như bạn bỏ qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi về bộ từ vựng tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực này, hãy đầu tư thời gian mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút để học thuộc bạn nhé!

- Abstract: Trừu tượng
- Actor: Nam diễn viên
- Actress: Nữ diễn viên
- Aesthetics: Mỹ học
- Architecture /ˈɑːkɪtektʃər/: Kiến trúc
- Artefact - Đồ tạo tác
- Artist: Họa sĩ
- Arts: Nghệ thuật
- Audience: Thính giả
- Baroque art: Cái bi
- Brush: Bút vẽ
- Cartoon, caricature: Tranh biếm hoạ
- Choreograph: Dàn dựng
- Classical: Cổ điển
- Classicism: Chủ nghĩa cổ điển
- Comedian: Diễn viên hài
- Comedy: Phim hài
- Creative: Sáng tạo
- Critic: Nhà phê bình
- Critical realism: Chủ nghĩa hiện thực phê phán
- Dadaism: Trào lưu
- Dance /dɑːns/: Khiêu vũ, nhảy múa
- Dancer: Diễn viên múa, người khiêu vũ
- Director /daɪˈrek.təʳ/: Đạo diễn
- Documentary: Phim tài liệu
- Dramatic: Kịch tính
- Eau-forte: Tranh khắc axit
- Engraving: Tranh khắc
- Exhibit: Trưng bày
- Exhibition: Sự trưng bày
- Expressionism: Chủ nghĩa biểu hiện
- Festival: Hội diễn
- Film projector  /fɪlm prəˈdʒek.təʳ/: Máy chiếu phim
- Fine art: Mỹ thuật
- Fresco: Tranh tường
- Gouache: Tranh bột màu
- Idea, representation: Biểu tượng
- Image, form: Hình tượng
- Image: Hình vẽ
- Impressionism: Chủ nghĩa ấn tượng
- Improvement: Điển hình hóa
- Inspired: Cảm hứng
- Masterpiece: Kiệt tác
- Model /ˈmɒd.əl/: Người mẫu
- Museum /mjuːˈziː.əm/: Bảo tàng
- Music /ˈmjuːzɪk/: Âm nhạc
- Musical: Nhạc kịch
- Naturalism: Chủ nghĩa tự nhiên
- Novel /ˈnɒvəl/: Tiểu thuyết
- Nude: Khoả thân
- Oil painting (to pain in oil): Tranh sơn dầu
- Opera: Một loại hình nghệ thuật sân khấu
- Orchestra: Dàn nhạc
- Paintbrush  /'peɪntbrʌʃ/: Bút vẽ
- Painting /ˈpeɪntɪŋ/: Tranh vẽ
- Palette /ˈpæl.ət/: Bảng màu
- Paper-cut: Tranh cắt giấy
- Pastel drawing: Tranh phấn màu
- Perform: Biểu diễn
- Performance: Buổi biểu diễn
- Periodical: Tạp chí (xuất bản định kỳ)
- Photography /fəˈtɒɡrəfi/: Nhiếp ảnh
- Picture: Tranh
- Plastic arts: Nghệ thuật tạo hình
- Play /pleɪ/: Kịch
- Poetry /ˈpəʊɪtri/: Thơ
- Realism: Chủ nghĩa hiện thực
- Renaissance: Thời kỳ phục hưng
- Romanticism: Chủ nghĩa lãng mạn
- Screen /skriːn/: Màn chiếu
- Sculptor /ˈskʌlp.təʳ/: Nhà điêu khắc
- Sculpture /ˈskʌlptʃər/: Điêu khắc
- Silk painting: Tranh lụa
- Singer: Ca sĩ
- Sketch: Phác họa
- Socialist realism: Chủ nghĩa hiện thực xã hội
- Spectator: Khán giả
- Spotlight /ˈspɒt.laɪt/: Đèn sân khấu
- Stage  /steɪdʒ/: Sân khấu
- Stylization: Cách điệu hoá
- Surrealism: Chủ nghĩa siêu thực
- Sybolism: Chủ nghĩa tượng trưng
- Author: Tác giả  
- The Arts: Tác phẩm nghệ thuật
- The beautiful: Cái đẹp
- The comic: Cái hài
- Theatre: Rạp/ Nhà hát
- To illustrate (illustration): Minh hoạ (bức hoạ)
- To publish, to bring out, to put out: Xuất bản
- Viewer: Người xem
- Woodcut: Tranh khắc gỗ


Chúc các bạn có một ngày học từ vựng tiếng Anh thật vui và hiệu quả với những kiến thức mà trung tâm tiếng Anh Benative vừa cung cấp ở trên đây nhé!

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Sinh viên chỉ ra thực trạng buồn về học tiếng Anh

Trâm Anh khẳng định nhiều cử nhân có trình độ ngoại ngữ thấp một phần do sức ỳ nặng và tư tưởng "đứng núi này trông núi nọ".

Trong tham luận trình bày trước Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam hôm 11/12, Nguyễn Trâm Anh, sinh viên năm hai ngành Giáo dục tiểu học của Đại học Vinh (Nghệ An), khẳng định ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho bất kỳ ai. Thế nhưng, năng lực ngoại ngữ của sinh viên hiện nay quá thấp.
Nữ sinh Đại học Vinh dẫn số liệu khảo sát từng được công bố, điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động 220-245/900 điểm TOEIC. Với mức này, sinh viên cần khoảng 480 tiết để đạt được 450-500 điểm, mức mà rất nhiều doanh nghiệp coi là tối thiểu để chấp nhận hồ sơ xin việc.
Còn theo khảo sát của câu lạc bộ tiếng Anh thuộc Đại học Vinh, chỉ 48,3% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh. "Vậy 51,7% còn lại không đạt yêu cầu làm sao có thể đạt hiệu quả trong công việc mà xã hội cần", Trâm Anh đặt câu hỏi.
Một thực trạng khác cũng phổ biến ở tất cả đại học, cao đẳng là trình độ, năng lực tiếng Anh của sinh viên không đồng đều, có sự khác biệt khá lớn.

Trâm Anh phát biểu tại đại hội
Trâm Anh phát biểu tại đại hội

Nhiều lý do khiến sinh viên không thể nâng cao trình độ tiếng Anh
Được học tiếng Anh từ bậc tiểu học cho tới khi lên đại học, chưa kể việc học thêm ở các trung tâm Anh ngữ, nhưng nhiều sinh viên khi xin việc không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, khả năng giao tiếp tiếng Anh. Nữ sinh Đại học Vinh đưa ra bốn lý do cho thực trạng trên.
Thứ nhất, chương trình học ngoại ngữ quá nặng về ngữ pháp và văn phạm, trong khi việc luyện phản xạ và giao tiếp không được chú trọng. Sinh viên Việt Nam nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh nhưng lại không thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp được. "Ngữ pháp chỉ là nền tảng để luyện những kỹ năng khác như nghe, nói, đọc, viết giống như học đi đôi với hành", Trâm Anh nhận định.
Thứ hai, sự không đồng đều về năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các sinh viên trong cùng lớp dẫn đến tình trạng sinh viên ở trình độ sơ cấp theo không kịp, còn ở trình độ cao hơn lại cảm thấy nhàm chán. Điều này gây khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học.
Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân. Theo Trâm Anh, đây chính là "hòn đá tảng" trong nhận thức của mỗi sinh viên. Nhiều bạn ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần trở nên khép mình trong các giờ học tiếng Anh. Nhiều bạn còn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ.
Một số khác lại có tư tưởng "đứng núi này trông núi nọ", cảm thấy bản thân yếu môn tiếng Anh nên chuyển sang học ngôn ngữ khác "dễ hơn" mà không nhận thức được rằng không ngôn ngữ nào dễ học khi bản thân không chăm chỉ và không có phương pháp học phù hợp.
Cuối cùng, Trâm Anh cho rằng môi trường học tập cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Anh. Hiện sinh viên chỉ sử dụng tiếng Anh trong giờ học bắt buộc, còn hầu như bị bỏ quên trong các hoạt động khác. Trong khi việc học ngoại ngữ chỉ cần một thời gian không sử dụng là có thể bị quên.

Cần có sự thay đổi từ cả nhà trường, giảng viên và sinh viên
Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, Trâm Anh cho rằng sinh viên phải có ý thức tự nâng cao năng lực của bản thân, từ đó xây dựng động cơ, phương pháp học tập thích hợp.
Nhà trường cần nghiên cứu xem việc dạy và học ngoại ngữ là môn học chính, tăng số lượng tín chỉ; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giao lưu giữa sinh viên trong, ngoài trường và với sinh viên quốc tế nếu có điều kiện. Giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo cho sinh viên động lực học tập.
"Dạy và học với mục đích phục vụ cho công việc thực tế chứ không phải chỉ để thi cử và điểm số", Trâm Anh nhấn mạnh.
Nữ sinh này cũng cho rằng nhà trường cùng tổ chức Đoàn, hội các cấp cần tạo môi trường giao tiếp thường xuyên cho sinh viên, tránh để xảy ra việc kiến thức chỉ nằm lại trên bài thi, không sử dụng thực tế, như: tổ chức nhiều chương trình, nhiều cuộc thi liên quan đến ngoại ngữ, thành lập câu lạc bộ tiếng Anh...
Là sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trâm Anh vẫn dành ba buổi một tuần tham gia lớp học ở câu lạc bộ của trường và dành thời gian tự học tiếng Anh. Em cho biết đang chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, trau dồi khả năng đọc, viết văn bản tiếng Anh để bổ trợ cho ngành học và công việc trong tương lai.

Không có tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hương Giang (Hải Phòng) về ý kiến công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Hiến pháp năm 2013 quy định ngôn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt và các dân tộc ít người có quyền dùng ngôn ngữ của mình. Do vậy ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là tiếng Việt, không có tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba.
Phó thủ tướng cho rằng việc biết ngoại ngữ là rất quan trọng cho học tập và công việc, đặc biệt trong thời đại cách mạng 4.0. Tùy vào điều kiện, niềm đam mê, mỗi bạn trẻ có thể lựa chọn ngoại ngữ khác nhau chứ không chỉ là tiếng Anh.
Nguồn: Vnexpress

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Những mẫu câu khen ngợi thông dụng cho chương trình học tiếng Anh cấp tốc

Khen ngợi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp thường ngày. Ai lại không cảm thấy vui khi nhận được những lời khen xứng đáng với những thành quả mà mình đã đạt được cơ chứ?
Nhung cau khen ngoi bang tieng anh

Tuy nhiên, khen ngợi đúng cách và đúng lúc cũng là cả một nghệ thuật. Với những bạn đang theo đuổi chương trình học tiếng Anh cấp tốc, những lời khen dưới đây sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn.

Khen ngợi về thành tích
1
Well done/ Good job!
Giỏi lắm/Tốt lắm!
2
Excellent/Amazing/Wonderful!
Xuất xắc/ Đáng ngạc nhiên/ Tuyệt vời!
3
You’ve done a great job
Bạn đã hoàn thành một việc rất tuyệt.
4
Good/Excellent idea
Ý kiến hay/xuất sắc.
5
You’re a genius.
Cậu là thiên tài đó.
6
You are an amazing/awesome +N
Ex: You are an amazing doctor.
Bạn là một …… tuyệt vời
Ex: Bạn là một bác sĩ tuyệt vời.
7
What a smart idea!
Đó là một ý tưởng thông minh

Khen ngợi về ngoại hình
8
You look great today.
Hôm nay bạn trông rất tuyệt
9
That new hairstyle looks so beautiful
Kiểu tóc mới của bạn thật đẹp
10
Wow! I love your new dress.
Wow! Tôi thích chiếc váy của bạn
11
That shirt looks great on you/ You looks great in that shirt.
Bạn trông rất tuyệt với cái áo đấy.
12
What a beautiful shirt!
Chiếc áo thật là đẹp!
13
You are really pretty.
Bạn thật đẹp.
14
You’re looking so beautiful today.
Ngày hôm nay bạn trông thật đẹp

Chúc mừng
15
Congratulation!
Chúc mừng!
16
Bravo!
Hoan hô
17
Let me congrats you for your new job!
Hãy để tôi chúc mừng vì công việc mới của bạn.

Cảm ơn lời khen ngợi
18
Thanks/ Thank you
Cảm ơn/ Cảm ơn bạn.
19
I’m glad you think so
Thật vui khi bạn nghĩ như vậy.
20
It’s very nice of you to say so
Thật vui khi nghe bạn nói vậy
21
Thank you, that’s very kind/nice!
Cảm ơn, điều đó thật tuyệt

Lưu ý:
  • Khi đáp trả những lời khen ngợi của người khác, bạn có thể khen lại họ một cách lịch sự như: Thank you. You look really nice too. (Cảm ơn. Bạn cũng trông rất tuyệt)
  • Khi khen cấp trên, bạn nên có cách thể hiện tế nhị hơn. Thường xuyên có những lời khen về công việc sẽ mang tính khích lệ giúp ích hơn cho bạn. Ví dụ: I’m really grateful that you understand my flexible working hours (Tôi thực sự cảm ơn vì đã hiểu được công sức của tôi)
Ngoài ra, để nhận được những kiến thức sâu rộng và rèn luyện kỹ năng cao nhất, bạn nên tham gia một số khóa học tiếng Anh cơ bản hoặc khóa học tiếng Anh trung cấp. Các chương trình học tại trung tâm Anh ngữ uy tín sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể những kỹ năng của mình.

Trên đây là một số mẫu câu khen ngợi thông dụng, có thể dành cho chương trình học tiếng Anh cấp tốc của bạn. Hãy sử dụng những lời khen này thật hợp lý để mang lại niềm vui cho đối phương cũng như chính mình, tạo hiệu quả giao tiếp thật tốt nhé.

 
function remove_hentry( $classes ) { if (is_page() || is_archive()){$classes = array_diff( $classes, array('hentry'));}return $classes;} add_filter( 'post_class','remove_hentry' );